Thế kỷ XX Ai Cập cổ đại dưới góc nhìn phương Tây

Họa phẩm của Edwin Longsden về Đền thờ Isis

Năm 1912, với việc phát hiện một tảng đá vôi được sơn màu được bảo quản tốt Bức tượng bán thân Nefertiti được khai quật từ xưởng điêu khắc của nó gần thành phố hoàng gia Amarna đã làm dấy lên sự quan tâm đến Ai Cập cổ đại. Bức tượng bán thân này hiện đang ở Bảo tàng Ai Cập của Berlin, trở nên nổi tiếng qua phương tiện nhiếp ảnh và là một trong những tác phẩm điêu khắc Ai Cập cổ đại được sao chép nhiều nhất, với đặc điểm nổi bật của hoàng hậu Nefertiti có ảnh hưởng đáng chú ý đến nghệ thuật điêu khắc mới về tiêu chuẩn lý tưởng về vẻ đẹp phụ nữ trong thế kỷ XX[16]. Việc phát hiện ra ngôi mộ còn nguyên vẹn của Pharaoh Tutankhamun vào năm 1922 đã làm sống lại mối quan tâm của công chúng đối với Ai Cập cổ đại, những hiện vật từ kho báu của ngôi mộ đã ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng bao gồm cả thời trang và thiết kế Art-Deco[17].

Khám phá này cũng dẫn đến ý tưởng và được quảng bá từ những tờ báo lá cải về một Lời nguyền của các Pharaoh được cho là đã dẫn đến cái chết sớm của những người bước vào lăng mộ. Những tuyên bố này đã bị Howard Carter bác bỏ, ông gọi chúng là sự mê tín ngu ngốc và tommy-rot[18]. Một nghiên cứu gần đây hơn của James Randi cho thấy các thành viên đoàn thám hiểm bước vào lăng mộ đã chết ở độ tuổi trung bình là 73, cao hơn một chút so với tuổi thọ của tầng lớp xã hội của họ vào thời điểm đó[19]. Ý tưởng về "lời nguyền của xác ướp" đã truyền cảm hứng cho các bộ phim như The Mummy với sự tham gia của Boris Karloff đã phổ biến ý tưởng về các xác ướp Ai Cập cổ đại hồi sinh thành quái vật. Truyện ngắn năm 1924 của Agatha Christie có tựa đề Cuộc phiêu lưu vào lăng mộ Ai Cập của thám tự Poirot cũng đề cập đến những cái chết bí ẩn trong một cuộc khai quật[20].

Mô tả của Hollywood về Ai Cập cổ đại là tác nhân chính tạo nên hình ảnh Ai Cập giả tưởng trong văn hóa hiện đại. Cảnh tượng điện ảnh của Ai Cập lên đến đỉnh điểm trong các phân cảnh Cecil B. deMille với bộ phim The Ten Commandments (1956) và Jeanne Crain thủ vai Nefertiti trong bộ phim "Queen of the Nile" (Nữ hoàng sông Nin) của Cinecittà Ý sản xuất năm 1961 và sụp đổ với sự thất bại của Richard BurtonElizabeth Taylor trong Cleopatra (1963). Năm 1978, Pharaoh Ai Cập Tutankhamun được tưởng nhớ trong bài hát "King Tut" của diễn viên hài người Mỹ Steve Martin và vào năm 1986, các tư thế trong một số tác phẩm tranh tường của Ai Cập đã được gợi lên trong bài hát "Dạo bước cùng người Ai Cập" của The Bangles. Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô đã phục hồi Đền Dendur trong khu vực trưng bày riêng của mình vào năm 1978. Năm 1989, Bảo tàng Louvre đã xây dựng kim tự tháp bằng kính của riêng mình và vào năm 1993, tại Thung lũng Las Vegas với Khách sạn Luxor của Las Vegas đã khai trương với ngôi mộ bản sao của Tutankhamun. Một loạt tiểu thuyết bán chạy nhất của tác giả và nhà Ai Cập học người Pháp Christian Jacq được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Pharaoh Ramses II ("Đại đế").

Nữ hoàng Ai Cập
Nữ hoàng Ai Cập (mặc đồ Âu)

Bên cạnh đó, sự vĩ đại khó tin của hệ thống các Kim tự tháp Ai Cập cổ đại đã khiến người phương Tây nảy sinh ra giả thuyết về việc Kim tự tháp chính là công trình của người ngoài hành tinh. Tác giả Von Däniken cho biết rằng Ai Cập cổ đại với các công trình kiến trúc vĩ đại của phức hợp kim tự tháp Giza như Đại kim tự tháp GizaĐại Nhân sư Giza, đã trở thành một công trình "tuyệt vời, được làm sẵn" mà nền văn minh này sản sinh ra một cách đột ngột và không có sự chuyển đổi và phát triển[21]. Những người ủng hộ thuyết phi hành gia cổ đại cho rằng những địa điểm như kim tự tháp Giza thay vào đó được xây dựng do người ngoài hành tinh[22][23]. Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ học không chỉ chứng minh quỹ đạo văn hóa lâu dài của Ai Cập thời tiền sử mà còn chứng minh quá trình phát triển mà người Ai Cập cổ đại đã trải qua.

Những ngôi mộ của người Ai Cập bắt đầu bằng việc những người lãnh đạo quan trọng của các ngôi làng được chôn cất trong nền đá và được bao phủ bằng những ụ đất. Cuối cùng, các Pharaoh đầu tiên có những ngôi mộ được bao phủ bởi các cấu trúc hình vuông, gạch bùn, một tầng được gọi là mastabaskim tự tháp bậc được phát triển từ nhiều mastabas được xếp chồng lên nhau trong một cấu trúc. Điều này dẫn đến việc xây dựng Kim tự tháp bậc thang của pharaoh Djoser tại Saqqara, được biết đến từ các ghi chép là được xây dựng dưới bàn tay của những kiến trúc sư và cố vấn Ai Cập cổ đại Imhotep[24]. Chính pharaoh Sneferu là người đã chuyển kim tự tháp của mình từ dạng bậc thang thành kim tự tháp thực sự giống như các kim tự tháp nổi tiếng ở Giza[25]. Một tư liệu giấy cói giống như nhật ký được lưu giữ từ một quan chức tên là thanh tra Merer cũng đã được phát hiện có ghi chép về việc xây dựng Đại Kim Tự Tháp[26].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ai Cập cổ đại dưới góc nhìn phương Tây http://www.religionswissenschaft.unizh.ch/idd/prep... https://web.archive.org/web/20080407082954/http://... http://concise.britannica.com/ebc/article-9054257/... https://books.google.com/books?id=rd-yCAAAQBAJ&pg=... http://world.time.com/2012/12/06/the-bust-of-nefer... https://www.worldcat.org/issn/0040-781X https://historycollection.com/curse-pharaohs-expos... http://time.com/9233/katy-perry-dark-horse-egypt/ https://www.allmusic.com/album/20s-a-difficult-age... https://www.worldcat.org/oclc/828501310